Quy luật về sự cân bằng trong thiết kế nội thất

Trong thiết kế nội thất quy luật cân bằng đó là sự đối xứng, cân đối của các yếu tố cấu tạo không gian nội thất từ cân bằng trong chiều cao, chiều rộng không gian, bài trí đồ nội thất, cấu tạo không gian nội thất ….. Nói cách khác, quy luật cân bằng được thể hiện ở tất cả các yếu tố sắp xếp trong một bố cục. Sự cân bằng trong thiết kế nội thất có hai loại chính đó là cân bằng đối xứng và cân bằng bất đối xứng.

Quy luật cân bằng trong thiết kế nội thất có thể là ở bố cục đồ nội thất, trang trí nghệ thuật trên tường nhà, hay các yếu tố khác cấu thành không gian nội thất nhà.

Một bố cục đối xứng thể hiện rõ áp dụng quy luật, ta thấy có sự đối xứng giữa các gối bố trí trên sofa cũng như đối xứng giữa đèn và bình hoa.
Một bố cục đối xứng thể hiện rõ áp dụng quy luật, ta thấy có sự đối xứng giữa các gối bố trí trên sofa cũng như đối xứng giữa đèn và bình hoa.

Cân bằng đối xứng:

Hình 1) Sự cân bằng đối xứng trong thiết kế nội thất – nội thất phòng khách.
Hình 1) Sự cân bằng đối xứng trong thiết kế nội thất – nội thất phòng khách.

Trong hình 1 là ví dụ của ứng dụng quy luật cân bằng đối xứng khi thiết kế nội thất. Nếu bạn thấy một nửa không gian nội thất thì bạn có thể thấy nửa kia một cách tương tự, ở giữa là một khung tranh chữ nhật cân đối, dưới sắp xếp bộ sofa phòng khách với ghế đối xứng hai bên. Đó chính là sự cân bằng đối xứng, thậm chí thể hiện cả ở mảng tường, đèn, gối, chậu hoa và các đồ nội thất khác.

Áp dụng đối xứng nếu yêu thích một không gian có trật tự, dễ phỏng đoán.

Cân bằng bất đối xứng:

Hình 2) Áp dụng quy luật cân bằng bất đối xứng trong nội thất phòng khách.
Hình 2) Áp dụng quy luật cân bằng bất đối xứng trong nội thất phòng khách.

Quy luật cân bằng bất đối xứng là một kỹ thuật cho một số mục đích nhất định khi thiết kế nội thất. Kỹ thuật ở đây là tạo ra một một không gian cân bằng nhưng không phải là sử dụng cân bằng đúng đối tượng cụ thể mà có thể là cân bằng giữa đối tượng này với đối tượng khác.

nguyen_tac_can_bang_trong_thiet_ke_dep

Sự cân bằng bất đối xứng khiến không gian sống thoải mái, sống động. Quy tắc này sử dụng các đồ vật ở hai bên trục tâm không đồng nhất để tạo sự cân bằng trọng lượng thị giác, sự “cân bằng” của cảm giác.

Đường chia giữa của phòng khách nằm bên trái lò sưởi. Chiều cao của lò sưởi tạo sự hài hòa với giá sách.

Đối tâm:

nguyen_tac_can_bang_trong_thiet_ke_dep2

Quy tắc đối tâm thường ít xuất hiện trong các ngôi nhà truyền thống. Mặc dù các phòng hình tròn thường khó liên kết với không gian khác, tuy nhiên hiệu ứng của đối tâm rất đáng ngạc nhiên.

Bàn ăn và đèn trần là trọng tâm trong phòng ăn; ghế, bức tượng và tranh treo tường là những chuyển động rời xa trọng tâm.

nguyen_tac_can_bang_trong_thiet_ke_dep3

Cầu thang xoắn ốc tạo cảm giác uy quyền và sang trọng. Chiếc bàn tròn tạo sự cân bằng đối tâm cho không gian, còn chậu hoa hình tròn tạo điểm nhấn. Màu trầm của chiếc bàn làm người xem liên tưởng đến màu đen của lan can cầu thang.

nguyen_tac_can_bang_trong_thiet_ke_dep4

Đối tâm cũng có thể được dùng cho thiết kế ngoài trời. Việc sử dụng những bậc thang hình tròn cho bể bơi tạo cảm giác vững chắc.

Nguồn: baomoi.com

Nội thất giá rẻ Homexinh

Bình luận

Bản đồ Zalo Messenger Gọi ngay